Bạn chưa biết khăn cotton là gì? Ưu nhược điểm, phân loại, giá khăn cotton các loại? Vậy thì cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn điều đó.
1. Cotton là gì?
Ở giai đoạn sơ khai, cotton là những sợi vải được tạo nên từ nguyên liệu chính là sợi bông thông qua quá trình se sợi, dệt vải, tuy nhiên ngày nay các nhà sản xuất đã bổ sung thêm các chất hóa học vào thành phần, nhằm mang đến khả năng thấm hút tốt hơn, đồng thời rất mềm mại và thoải mái khi mặc cho vải cotton. Chính nhờ những ưu điểm vượt trội như vậy, đây đang là chất liệu vải được ưa chuộng nhất hiện nay với tỉ lệ ước đoán lên đến 50% các mặt hàng từ vải sợi trên thế giới.
Bảng dưới đây sẽ cho bạn biết thành phần cụ thể của vải cotton gồm những gì:
Thành phần |
Cellulose
|
Nước |
Protein |
Muối |
Pectin |
Dầu, sáp |
Carbonhydrate |
Thành phần khác |
Khối lượng tương đối (%) |
86.8 |
6.8 |
1.5 |
1 |
1 |
0.7 |
0.5 |
2 |
2. Nguồn gốc của vải cotton
Vào thời kỳ đầu của nền văn minh nông nghiệp, người xưa đã biết đến tác dụng tuyệt vời của cây bông và bắt đầu trồng chúng ngày một nhiều hơn. Sau đó, họ bắt đầu thu hoạch rồi tách lấy sợi để dệt thành vải và may quần áo.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây bông vải thuộc họ Gossypium và được trồng bằng cách gieo hạt. Chúng là một loại cây rất ưa nắng và thích ánh sáng, vậy nên nhiệt độ tối ưu nhất cho cây bông phát triển là trong khoảng 20 đến 30 độ C. Thông thường, con người có thể tiến hành thu hoạch quả bông sau 90 đến 200 ngày, điều này không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn cả những yếu tố khác như điều kiện thời tiết, cách thức chăm sóc của người nông dân.
3. Cấu trúc của sợi cotton ra sao?
Xét về cấu trúc, sợi vải cotton khá phức tạp nhưng sẽ có 3 phần chính, đó là biểu bì, thành sợi chính và bọng. Trong đó, biểu bì với cellulose, chất béo và sáp sẽ đóng vai trò là lớp bảo vệ ngoài cùng với đặc tính kỵ nước. Nếu muốn gia tăng khả năng thấm hút chất lỏng, người ta sẽ mang chúng đi xử lý trong quá trình sản xuất.
Ngay bên dưới biểu bì sẽ là thành sợi chính được tạo nên từ các sợi fibril nhỏ đan xen vào nhau. Ở lớp tiếp theo sẽ là các thành sợi phụ vốn chiếm phần lớn trong cấu tạo của sợi cotton. Ở trong cùng chính là bọng được tạo thành do ruột cotton rỗng, một cơ chế tự nhiên để nuôi dưỡng sợi cotton bằng protein. Khi đã trưởng thành, sợi cotton lúc này sẽ khô và phần ruột của chúng sẽ trở nên hẹp đi, đồng thời xoắn lại tạo thành sợi phụ.
4. Ưu nhược điểm của khăn cotton
Sở dĩ khăn cotton rất được ưa chuộng trên thị trường là bởi chúng có một số ưu điểm nổi bật như mang đến sự mềm mại, thoáng mát và thoải mái tối đa cho người dùng, đặc biệt là khả năng thấm hút rất tốt. Chúng cũng được đánh giá rất cao về độ an toàn cho người sử dụng, không hề gây kích ứng da dù thuộc loại nhạy cảm nhất đi chăng nữa.
Tuy vậy, chúng cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định, có thể kể đến như dễ dám bẩn và dầu mỡ, dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật. Ngoài ra, giá thành của vải 100% cotton sẽ cao so với mặt bằng chung của thị trường.
5. Phân loại khăn cotton
Không phải tất cả các loại khăn cotton đều có 100% thành phần là sợi bông tự nhiên, bởi như đã đề cập thì điều này sẽ khiến giá thành rất đắt đỏ. Để giảm giá thành, các nhà sản xuất ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và các hóa chất, phụ gia vào thành phần của vải. Chính vì lý do này, chúng ta sẽ có 3 loại vải cotton thông dụng nhất hiện nay bao gồm:
– Vải 100% cotton
Đúng như tên gọi của chúng, loại vải này có cấu tạo hoàn toàn từ sợi bông vải, chỉ được xử lý hóa học để tăng khả năng chống nấm móc, phân hủy và tất nhiên không có thêm bất cứ thành phần nào khác. Tuy nhiên, giá thành cao chính là lý do khiến chúng không thực sự phổ biến.
– Vải cotton 65/35
Với công thức cấu tạo gồm 65% sợi cotton và 35% sợi PE mang đến một loại vải có độ bền vượt trội, cùng với đó là khả năng co giãn và thấm hút mồ hôi cực kỳ ấn tượng. Tuy nhiên, giá thành của chúng vẫn tương đối cao bởi tỉ lệ cotton vẫn còn khá lớn trong thành phần.
– Vải cotton 35/65
Còn được biết đến với một cái tên khác là Tixi, loại vải này được tạo thành từ tỉ lệ 35% sợi cotton và 65% sợi PE với đặc tính là vừa mềm mại nhưng cũng khá cứng cáp, hiện là một trong những loại vải thông dụng nhất trên thị trường hiện nay mà một trong những lý do chính là giá thành thấp.
6. Cách thức nhận biết vải cotton
Để nhận biết vải cotton bạn có thể áp dụng theo 2 phương pháp bao gồm:
– Giác quan: vải cotton dễ gấp nếp nên cũng sẽ rất dễ nhăn theo nếp, nếu cẩn thận hơn thì bạn có thể dùng tay để trực tiếp cảm nhận được sự mềm mại của chất liệu này.
– Nhiệt học: cắt một miếng vải nhỏ rồi đem đốt, nếu ngọn lửa có màu hồng, khói tỏa ra có màu xám và không để lại chất liệu nhựa sau khi cháy hết thì đó chính là vải cotton.
7. Ứng dụng của vải cotton
Hiện nay, vải cotton chủ yếu được sử dụng trong ngành may mặc và khăn cotton chính là một trong những mặt hàng như vậy. Đây được đánh giá là một chất liệu vải tốt với khả năng thấm hút cao, đồng thời mang lại cảm giác thoải mái tối đa cho người sử dụng.
8. Giá khăn cotton
Chọn mua khăn cotton chất lượng là điều không hề dễ dàng với bất kỳ ai, vậy nên dưới đây sẽ là một vài bí quyết hay dành cho bạn:
– Khăn cotton cao cấp có thể chia thành hàng loại A, loại B.
– Cùng một mẫu khăn nhưng không phải lúc nào chất lượng và trọng lượng cũng như nhau.
– Bạn có thể dễ bị nhầm lẫn khăn cotton với những chất liệu khác.
– Với khăn cotton giá rẻ loại B, lỗi sản phẩm là điều khó tránh khỏi, nếu đã xác định mua những sản phẩm như vậy thì bạn phải chấp nhận.
Hy vọng rằng những thông tin thú vị về khăn cotton trên đây đã mang lại cho bạn cái nhìn đầy đủ hơn về sản phẩm, đồng thời có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn được sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất với nhu cầu.
1 Trả lời
1
01/10/2024